Quả cà phê sau khi chín sẽ được thu hoạch và trải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau mới có thể đem xay thành bột để pha chế ra những ly thức uống thơm ngon, đậm đà. Hiện nay có 2 phương pháp chế biến hạt nhân cà phê được sử dụng phổ biến đó là: chế biến khô và chế biến ướt. Vậy
phương pháp chế biến cà phê nhân khô và ướt
được thực hiện như thế nào? Ưu và nhược điểm của từng phương pháp là gì?
Cách thực hiện phương pháp chế biến khô cà phê nhân
Có đến khoảng 80% lượng cà phê được cung cấp trên thị trường Việt Nam hiện nay là sản phẩm của phương pháp chế biến khô. Hạt nhân cà phê nhân chế biến bằng phương pháp khô do chịu ảnh hưởng của thời tiết nên các chất dinh dưỡng bị hao hụt nhiều đồng thời dễ lẫn bụi bẩn. Tuy nhiên hương vị của cà phê nhân chế biến khô lại rất đặc biệt, có vị ngọt tự nhiên nhiều, chua ít. Phương pháp chế biến khô cafe nhân được tiến hành theo các bước như sau:
► Bước 1: Thu hoạch cà phê sau đó loại bỏ lá, rác, dị vật như đất, đá,…
► Bước 2: Đem phơi nắng tự nhiên trong khoảng 25 - 30 ngày cho đến khi độ ẩm của quả cà phê còn 12 - 13%. Ngoài ra còn có thể dùng máy sấy để làm khô quả cà phê.
► Bước 3: Xay quả cà phê đã được phơi khô bằng máy để tách bỏ vỏ và lấy phần nhân.
► Bước 4: Loại bỏ tạp chất, phân loại hạt nhân cà phê.
►
Bước 5: Tiến hành rang xay và đóng gói để bảo quản.
Cách thực hiện phương pháp chế biến ướt cà phê nhân
Phương pháp chế biến ướt cà phê phức tạp hơn chế biến khô rất nhiều nhưng lại không tốn thời gian. Bên cạnh để chế biến ướt cà phê nhân cần phải trang bị đầy đủ những máy móc chuyên dụng và tiêu hao lượng nước không nhỏ. Chính vì vậy cần phải có quy trình xử lý nước thải phù hợp khi chế biến cà phê theo phương pháp này để bảo vệ môi trường. Sản phẩm hạt nhân cà phê được chế biến ướt thường có chất lượng ổn định và đồng đều. Quy trình thực hiện chế biến như sau:
► Bước 1: Thu hoạch cà phê chín và loại bỏ tạp chất, dị vật.
► Bước 2: Rửa sạch quả cà phê với nước sau đó chà xát để tách hạt nhân ra khỏi vỏ và phần thịt.
► Bước 3: Ủ lên men cà phê nhân để loại bỏ hoàn toàn chất nhờn bám bên ngoài sau đó rửa sạch lại một lần nữa.
► Bước 4: Vớt hạt nhân cà phê đã lên men và sấy khô với nhiệt độ thích hợp để tránh những tổn thất về chất lượng
► Bước 5: Phân chia hạt nhân cà phê thành các loại khác nhau sau đó đem đi rang xay và bảo quản.
Trên đây là cách thực hiện các phương pháp chế biến cà phê nhân khô và ướt . Nếu còn những vấn đề thắc mắc về phương pháp chế biến hoặc có nhu cầu rang xay cà phê, bạn hãy liên hệ với để được giải đáp nhanh chóng và được nhận rang xay cà phê giá rẻ . Xin cảm ơn!
Có thể bạn quan tâm : Đặc điểm của cà phê nhân và cách phân loại
Đăng nhận xét