Trong pha chế cà phê, bảo quản cà phê tự nhiên là một quy trình vô cùng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến mùi vị, hương thơm của loại đồ uống này. Cà phê từ lúc thu hoạch xong không thể cùng một lúc đem ra chế biến, pha chế thành đồ uống ngay được mà phải được dự trữ để sử dụng dần dần. Nếu bảo quản cà phê tự nhiên sai cách có thể dẫn tới giảm chất lượng cà phê hoặc mùi vị. Hoặc thậm chí hư hỏng không thể sử dụng được nữa. Hãy cùng xem ngay bài viết này để biết cách bảo quản cà phê đúng cách từ các chuyên gia ở Blog Cà Phê và cho ra được li cà phê ngon đúng điệu.
1. Cà phê thóc là gì?
Cà phê thóc là cà phê tự nhiên đã qua phơi sấy nhưng chưa xay ra nhân nên vẫn còn một lớp vỏ cứng như hạt thóc. Tuy nhiên đã mất đi phần vỏ cơm ở ngoài cùng nên được gọi là cà phê thóc hay cà phê lụa.
1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo quản cà phê thóc:
- Độ ẩm có trong hạt cà phê và không khí trong môi trường.
- Nhiệt độ của hạt cà phê và của môi trường bảo quản cà phê.
- Độ thoáng không khí.
Cà phê thóc là cà phê tự nhiên đã qua phơi sấy nhưng chưa xay ra nhân nên vẫn còn một lớp vỏ cứng như hạt thóc
1.2 Các phương pháp thường được sử dụng:
a. Bảo quản cà phê trong trạng thái khô:
- Phơi ngoài nắng dùng sức nóng mặt trời.
- Sấy khô hạt cà phê bằng khí nóng.
- Sấy hạt cà phê với không khí khô.
- Dùng những hoá chất có khả năng hút nước như H2SO4, CaCl2,…
Có thể rang qua hoặc phơi khô để giữ cà phê được lâu hơn
b. Bảo quản cà phê tự nhiên bằng cách giảm được nhiệt độ và độ ẩm của khối hạt cà phê:
- Đảm bảo toàn bộ khối hạt cà cà phê gò vấp phê tự nhiên được quạt đều không khí.
- Không khí phải khô và mát.
- Độ ẩm của khối hạt phải giảm xuống do đó chỉ thực hiện khi độ ẩm không khí bên ngoài hạ thấp.
c. Bảo quản cà phê tự nhiên ở trong nhiệt độ thấp:
Quạt không khí lạnh khô vào khối hạt cà phê. Ở nhiệt độ thấp thì mọi hoạt động sống của hạt cà phê, vi sinh vật, côn trùng… đều bị làm chậm giúp khối hạt cà phê được bảo quản được lâu.
Đối với điều kiện thời tiết của nước ta phương pháp này chỉ áp dụng được vào những ngày mùa đông khô và lạnh.
d. Bảo quản kín cà phê:
Bảo quản kín về cơ bản mục đích giống như bảo quản trong nhiệt độ thấp là nhằm làm ngưng hoạt động sống của các sinh vật sống như vi sinh vật hay côn trùng bằng cách giảm khí oxi đi. Thực hiện giảm khí oxi bằng cách cho vào khối hạt một lượng lớn CO2. Oxi sẽ từ từ mất đi qua quá trình hô hấp của hạt cà phê.
Bảo quản kín về cơ bản mục đích giống như bảo quản trong nhiệt độ thấp
2. Định nghĩa cà phê nhân là gì?
Cà phê nhân là phần hạt đang còn sống của quả cà phê tự nhiên chưa qua quá trình rang xay. Hạt nhân cà phê còn vỏ thóc hay vỏ cơm hay không là tùy vào từng quy trình sơ chế.
2.1 Bảo quản cà phê nhân cần khắt khe hơn cà phê thóc
Thời gian bảo quản của cà phê nhân kém hơn cà phê thóc nếu lớp vỏ bảo vệ đã bị bóc đi. Phần hạt cà phê tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên sẽ nhanh hư hỏng hơn.
Bảo quản cà phê nhân cần cẩn thận hơn vì hạt cà phê tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên sẽ nhanh hư hỏng hơn
2.2 Các phương pháp bảo quản cà phê nhân thường thấy:
a. Bảo quản trong bao:
- Sử dụng bao tải hoặc bao vải để đựng cà phê nhân.
- Độ ẩm của cà phê phải nhỏ hơn 13%.
- Tạp chất lẫn trong cà phê phải được lọc càng kĩ càng tốt.
- Kho chứa bảo đảm cách ẩm, cách nhiệt tốt, sát trùng sạch sẽ.
- Không xếp sát tường hay nền nhà.
- Tránh xếp chồng bao hoặc phải đổi thứ tự sau 3 tuần. Để tránh làm cà phê bị ảnh hưởng do tải trọng.
Bảo quản trong bao cần chú ý giữ bao sạch sẽ và độ ẩm thấp
b Bảo quản cà phê tự nhiên bằng cách đổ thành đống rời:
Để tiết kiệm tối ưu sử dụng bao bì và kéo dài thời gian bảo quản. Người ta thường bảo quản cà phê nhân tự nhiên trong các xilô tôn, bê tông, hoặc gỗ khép kín. Phương pháp này giúp tránh được hiện tượng các hạt cà phê bị nén chặt làm giảm độ rời.
Đổ thành đống rời giúp tiết kiệm chi phí hơn
3. Làm thế nào bảo quản cà phê bột?
- Bảo quản cà phê trong hộp sạch, mờ đục và kín khí nhằm ngăn không khí, ánh sáng làm ảnh hưởng cà phê.
- 20-25 độ C là nhiệt độ lí tưởng để bảo quản cà phê, tránh để gần nơi quá nóng hay quá lạnh, ẩm thấp.
- Không bảo quản cà phê trong tủ lạnh. Do khả năng hấp thụ mùi cực tốt của cà phê nên dễ ám mùi của các thực phẩm khác làm mất đi mùi vị đặc trưng của cà phê. Thêm vào đó, nhiệt độ trong tủ lạnh sẽ gây ngưng tụ và làm ảnh hưởng đến chất lượng của hạt cà phê.
20-25 độ C là nhiệt độ lí tưởng để bảo quản cà phê, tránh để gần nơi quá nóng hay quá lạnh
Trên đây là các phương pháp bảo quản cà phê phổ biến mà bạn có thể tham khảo để đảm bảo cho cà phê của mình luôn thơm ngon và chất lượng. Bảo quản tốt và dùng đúng cách, cà phê có thể đem lại cả các lợi ích về làm đẹp và sức khỏe. Bảo quản cà phê cần được đặc biệt chú trọng không kém gì khâu pha chế. Bởi một người thực sự yêu thích thưởng thức thứ uống này thường yêu cầu rất cao về mùi vị và hương thơm của cà phê.
Đăng nhận xét