Phân tích thị trường kinh doanh quán cà phê

Phân tích thị trường kinh doanh quán cà phê qua môi trường vĩ mô:

Môi trường kinh tế:

Việt Nam được biết là 1 trong 3 quốc gia trong Đông Nam Á lọt vào top 50 nền kinh tế có môi trường kinh doanh tốt nhất trên thế giới do tạp chí Bloomberg thực hiện.
Nước ta đang phát triển với GDP tăng trưởng ổn định. Vì thế thu nhập của người dân tại Việt Nam đều tăng ở mức độ từ thấp tới cao. Tuy vậy, lạm phát trong nước vẫn rất cao dẫn đến giá cả của các mặt hàng tiêu dùng, sinh hoạt tăng mạnh.

Môi trường chính trị:

Nước ta được biết đến với nền chính trị bình ổn, cùng với môi trường kinh tế và đầu tư ngày càng mở rộng hơn. Từ đó các nước ngoại quốc dễ dàng vào xây dựng đầu tư phát triển kinh doanh trong nước ta.

Môi trường xã hội:

Dân số ở thành phố Hồ Chí Minh cao với hơn 8 triệu dân, mật độ dân cư đông đúc 4000 người/km2 (Theo cục thống kê 2011). Văn hóa xã hội đa dạng phong phú, đặc biệt ảnh hưởng mạnh của văn hóa Phương Tây, Hàn Quốc, Thái Lan….Đây cũng là thị trường kinh doanh quán cà phê lớn cho nhiều nhà đầu tư & dân kinh doanh vì số lượng người thích uống cafe tại Việt Nam rất đông.
>> Tại sao cà phê có vị chát?

Môi trường tự nhiên:

Với vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bị ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt. Môi trường và thị trường này cực thích hợp kinh doanh, buôn bán. Môi trường ở Việt Nam chưa bị ô nhiễm nặng: nguồn nước, không khí, tiếng ồn,…Người dân tại đây rất ưa chuộng không gian yên tĩnh, thoải mái thư giãn.

Môi trường công nghệ:

Công nghệ luôn thay đổi rất nhanh chóng, sự xuất hiện của công nghệ mới tạo ra những sản phẩm mới đe dọa sản phẩm cũ. Vì thế các công ty công nghệ cũ trở nên lạc hậu trước đối thủ cạnh tranh.

Phân tích thị trường kinh doanh quán cà phê qua môi trường vi mô:

Đối thủ tiềm năng:

Thị trường tại Việt Nam là một môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư và kinh doanh. Nơi đây tỉ lệ cạnh tranh còn thấp nhưng trong tương lai sẽ rất nhiều đối thủ cạnh tranh.

Các sản phẩm thay thế:

Các sản phẩm thay thế của các đối thủ cùng ngành hoặc khác ngành rất nhiều mà khách hàng mục tiêu có thể lựa chọn. Ví dụ như nếu không đến quán café thì khách hàng có thể ghé trà sữa, quán kem…..

Khách Hàng:

Do khách hàng chính của bạn có thể là giới văn phòng, học sinh – sinh viện, công nhân,…Vì thế nên mỗi đối tượng sẽ có những sự lựa chọn khác nhau cho mình. Khi đến quán, điều người dùng quan tâm là cách phục vụ, thức uống, giá cả và không gian có thoải mái không… Ngoài ra, bạn có thể nói chuyện với khách hàng và tham khảo thêm ý kiến của họ về những yếu tố sau đây:
  • Quán café có đầy đủ tiện nghi không?
  • Mức giá có phù hợp không?
  • Có phục vụ nhanh không?
  • Người phục vụ có nhiệt tình vui vẻ không?

Đối thủ cạnh tranh:

Mặc dù mở các quán cafe có nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Nhưng muốn mở quán cafe thành công cần hiểu rõ thị trường kinh doanh quán cà phê tại Việt Nam. Vì không chỉ có quán cà phê của bạn mà còn các đối thủ cạnh tranh ở khu vực xung quanh. Các con đường, ngõ hẻm, quận, huyện,…Họ cũng muốn đạt những gì họ muốn khi mở kinh doanh quán cafe. Do đó chúng tôi phải làm tốt hơn đối thủ thì mới thu hút được khách hàng.
>> Nhượng quyền mở quán cà phê nguyên chất

Nhà cung cấp:

Theo quan niệm của Blog Cà Phê & Tea thì nhà cung cấp nguyên vật liệu rất quan trọng. Họ là trợ thủ giúp quán cafe của bạn có đạt được chất lượng và đem đến lợi nhuận cho quán cafe của bạn hay không. Nhưng để tìm được nhà cung cấp tốt về chất lượng, giá hợp lý là điều không dễ.

Phân khúc thị trường

Theo hình thức ở các quán café chúng tôi phân khúc thị trường theo cách sau:
  • Dựa vào độ tuổi
  • Dựa vào các tiêu chí hình thức quán café ta có thể mở ra những quán café thích hợp với nhu cầu của khách hàng hiện nay.
>> Uống cà phê sữa có tốt không?
 
 
 
 

0/Post a Comment/Comments

Mới hơn Cũ hơn